Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và cách lắp motor cửa cuốn

Motor cửa cuốn là bộ tời không thể thiếu cho các loại cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn tự động. Có rất nhiều khách hàng cần tư vấn về cách sử dụng cũng như cách lắp motor cửa cuốn. Vì vậy, các doanh nghiệp cửa cuốn tại Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để mang đến những bước đột phá trong công nghệ lắp ráp,  đấu dây motor cửa cuốn để giúp cho mỗi thành viên trong gia đình có thể dùng điều khiển từ xa để đóng/mở cửa cuốn. 

Trong bài viết dưới đây chúng tôi mang tới những thông tin chi tiết về cấu tạo và cách lắp motor cửa cuốn để giúp bạn có những trải nghiệm suôn sẻ nhất cùng thiết bị này!

Cấu tạo của motor cửa cuốn

Mặc dù motor cửa cuốn có đến 3 loại với hình dáng khác nhau là: motor ống, motor tấm liền và motor xích kéo nhưng theo cấu tạo thành phần chung bộ motor gồm:

  • Phần động cơ
  • Bộ phận phanh
  • Bộ phận điều khiển
  • Bộ phận truyền động
cách lắp motor cửa cuốn

Động cơ của motor

Bộ phận động cơ của motor cửa cuốn gồm stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây quấn trên lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rotor là bộ phận hình trụ tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Phanh của motor cửa cuốn

Cụm phanh là một bộ phận quan trọng gồm hai rơ le đóng mở thực hiện lệnh của bộ điều khiển từ xa. Một rơ le cho chiều cửa xuống một rơ le cho chiều lên.

Nam châm điện cửa cuốn

Nam châm điện dùng để hút nhả bố thắng nối motor cửa cuốn và bộ tời cửa cuốn bằng xích. Bình thường thì chúng luôn được nối với nhau bằng lò xo những khi chúng ta bấm cho cửa chạy thì nam châm sẽ hút bố thắng nhả ra cho motor cửa cuốn chạy.

Bộ phận điều khiển – Rơ le

Khi nhận được yêu cầu từ điều khiển, hộp nhận sẽ gửi tín hiệu đến đến bộ phận điều khiển trên motor. Và tùy vào lệnh mà rơ le nào sẽ được đóng – mở phù hợp. Tiếp đó khi cửa cuốn hoạt động đến vị trí được định vị, rơ le hành trình sẽ ngắt để không cho motor chạy “quá”.

Bộ phận truyền động

Nhiệm vụ quan trọng nhất của motor là truyền động, tác động đến lô cuốn để đóng – mở cửa. Bộ phận này truyền động lực đến mặt bích và từ đó quay xích kéo giúp lô cuốn hoạt động.

Cách lắp motor cửa cuốn

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý trước khi biết cách lắp motor cửa cuốn là vị trí lắp. Trong lúc lắp đặt phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu của khách hàng có thể ở bên trong nhà, ngoài mặt tiền hoặc trong hộp kỹ thuật. Nhưng dù có ở vị trí nào bạn cũng nên chọn những những nơi khô ráo không thể để cho nước mưa dính vào. Bên cạnh đó, trọn bộ motor trong lúc đóng gói bao gồm : motor cửa cuốn, bộ nhận tín hiệu điều khiển, 2 tay điều khiển từ xa. Đây là là những thiết bị dùng chủ yếu bằng nguồn điện nên khi lắp đặt nên để ở vị trí cao.

cách lắp motor cửa cuốn

Đối với cách lắp motor cửa cuốn: Tuy motor cửa cuốn có nhiều loại nhưng nói chung là nguyên lý đấu điện giống nhau, cần đấu điện cho chiều lên và chiều xuống. Quy ước màu dây điện của motor cửa cuốn các loại như sau:

  • 2 dây đen: nguồn 220v
  • Dây vàng: out cửa đi xuống
  • Dây đỏ đầu vào input
  • Dây trắng là dây output đi lên
  • Xanh lá cây là output

Để hiểu rõ cách đấu điện cửa cuốn cần chúng ta biết nguyên lý hoạt động của cửa cuốn sau đây chúng tôi trình bày nguyên lý chiều đi lên còn chiều đi xuống tương tự.

  • Để cửa đi lên thì motor phải quay theo chiều đi lên.
  • Cửa cuốn đi lên làm cách nào cho cửa dừng đúng chỗ mong muốn chúng ta có hành trình cửa cuốn.
  • Cửa đi lên chúng ta muốn dừng một chỗ bất kỳ đó là nút stop ở khiển cửa.
  • Cửa cuốn đi lên thì mạch điện chiều đi xuống không thông mạch.

Hướng dẫn sử dụng motor cửa cuốn đúng cách

Bảo trì, chăm sóc motor thường xuyên

Sau khi đã biết cách lắp động cơ motor cửa cuốn thì việc sử dụng đúng cách cũng là điều bạn cần để tâm. Trong quá trình sử dụng motor cửa cuốn, khách hàng cần lưu ý thường xuyên bảo dưỡng và chăm sóc motor thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động khỏe mạnh nhằm mục đích phát hiện những sự cố tiềm ẩn trong quá trình sử dụng.

Xử lý ngay khi motor gặp sự cố

Trường hợp phát hiện ra tiếng kêu to dần lên, hoặc motor chuyển động ngắt quãng một lúc bị ngắt lại. Thậm chí khi motor khởi động thì nhìn thấy motor có độ rung và nóng dần lên thì có thể motor cửa nhà bạn đang có vấn đề cần phải ngừng sử dụng ngay lại. Nếu bạn đang cần đóng mở cửa cuốn gấp có thể sử dụng bộ xích kéo tay.

Cách lắp motor cửa cuốn

Lắp thêm phụ kiện để đảm bảo an toàn

Ngoài ra, trong motor có bộ phận biến áp nếu bạn lắp thêm phụ kiện bộ tự dừng cửa cuốn thì khi cửa cuốn gặp vật cản sẽ làm cho motor tự động dừng lại để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng nó đúng cách làm cho cửa cuốn lúc đóng mở gặp nhiều vật cản quá làm sẽ làm cho motor bị nóng lên sẽ làm hệ bộ phận dây đồng ở phần giữa motor. Việc này nếu xảy ra nhiều sẽ làm giảm khả năng chịu lực truyền tải về sau của cửa.

Lời khuyên khi sử dụng motor cửa cuốn tốt nhất là không nên thực hiện đóng/mở liên tục 10 lần trở lên. Thời gian giữa những lần đóng mở cửa tối thiểu là 15 phút/lần. Còn trong thời gian dài sử dụng mà không bị hiện tượng mất điện bạn nên thực hiện thao tác xả bình lưu điện tối thiểu 3 tháng một lần bằng cách rút điện nguồn của bình lưu điện ra khỏi ổ cắm sau đó tiến hành thực hiện đóng/mở cửa từ 5 – 10 lần cách nhau 15 phút/lần. Sau đó cắm lại dây cắm bình lưu điện vào ổ cắm. Công việc này nên thực hiện vào buổi tối ít người đi lại.

Trên đây là những thông tin về cấu tạo, cách dùng cũng như cách lắp motor cửa cuốn mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Hãy liên hệ đến số hotline: 0985.312.123 – 0938.704.666 hoặc Fanpage để được tư vấn.

Với nhiều cơ sở trên địa bàn TP.HCM, Chúng tôi sẽ mang đến quý khách dịch vụ tốt nhất!

NHẬN GIA CÔNG – LẮP ĐẶT – SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG CỬA CUỐN

“Uy tín – Giá rẻ – Chất lượng – Chính hãng”

5/5 - (79 bình chọn)